Paul Verlaine
1844 – 1896
I. Tiểu sử
Paul Verlaine sinh ở Metz năm 1844 trong một gia đ́nh khá giả và họ đến lập nghiệp ở Paris năm 1851. Từ rất sớm, ông đă bộc lộ sở thích về thi ca: năm 14 tuổi ông đă gởi cho V. Hugo những bài thơ đầu tiên của ḿnh.
Khi c̣n là sinh viên trường luật, Verlaine thường đến các quán cà phê của giới văn nghệ, giao du với các nhà thơ thuộc phái Thi Sơn (Parnassien: Banville, Hérédia, Coppée …) mà ông thán phục và chia sẻ quan điểm chính xác và công việc tỉa tót chăm chút ngôn ngữ của họ. Sau đó việc làm ở toà Thị Chính cho ông có điều kiện hoạt động về thi ca. Tạp chí trẻ “Nghệ thuật” cho đăng hai bài thơ của ông năm 1865 cũng như hai bài báo về Barbey d’Aurevilly và về Beaudelaire; những bài báo tỏ rơ sự hiểu thấu tinh thần thi ca và góp phần sáng tạo ra một cảm thức thi ca mới.
Năm 1866, tập thơ đầu tiên “Poèmes Saturniens” bộc lộ một cung giọng rất riêng: theo đúng sự chặt chẽ của phái Thi Sơn gia thêm nhạc điệu tinh tế và một nỗi sầu muộn mơ màng. Verlaine vốn là một người bị giằng xé sâu xa bởi tính cách của ông dịu dàng và nhạy cảm. Đôi khi ông t́m giải khuây trong rượu và ngải đắng khiến ông có những cơn khủng hoảng thô bạo.
Năm 1865, cha ông và người chị họ Élisa mà ông rất yêu mến qua đời càng làm bi kịch cá nhân ông thêm trầm trọng. Sau đó ít lâu, ông gặp một thiếu nữ 16 tuổi, Mathilde Mauté, cô này đem lại cho ông một niềm hy vọng ổn định ….những bài thơ trong tập “La Bonne Chanson” chứng tỏ điều đó. Tập thơ xuất hiện năm 1870, năm ông kết hôn với Mathilde.
Một năm trước đó, ông đă cho in tập thơ “Fêtes Galantes”, một tập thơ lấy cảm hứng từ những bức hoạ của Watteau. Tính chất độc đáo của Verlaine được khẳng định trong tác phẩm ấy (một bài thơ trong tập này, “Ánh trăng”, sẽ được Gabriel Fauré và Claude Debussy phổ nhạc.)
Hạnh phúc hôn nhân của Verlaine ngắn ngủi, không kéo dài : cuộc chiến tranh 1870, việc ông tham gia vào vệ binh quốc gia làm cho đời sống ông không ổn định. Hơn thế, những thiện cảm ông dành cho Công xă Paris khiến ông mất việc làm.
Năm 1871 ông đón Rimbaud vừa lên Paris về nhà ḿnh mà ông tiên cảm là thiên tài và giới thiệu Rimbaud cho nhóm “Vilains Bonshommes”, trong đó các nhà thơ phái Thi Sơn quyết đi theo những người ly khai có tinh thần nhạo báng như Germain Nouveau. Ông này đă mau chóng có thiện cảm với Rimbaud.
Verlaine bị giằng co giữa nỗi khát khao ổn định và tính khí thích phiêu du, sau cùng đă theo Rimbaud qua Anh và qua Bỉ: t́nh bạn của hai người phong phú và sóng gió … những bài thơ trong “Romances sans Paroles” – được in năm 1874 – đưa nghệ thuật của Verlaine lên sự hoàn thiện.
Năm 1873, Verlaine bắn súng vào Rimbaud. Rimbaud bị thương nhẹ, nhưng Verlaine bị kết án hai năm về tội mưu sát. Lúc đó ông biết vợ ông Mathilde đă nhận được giấy ly thân của toà án. Tháng 8 năm 1874, hối hận và đau khổ dẫn đưa Verlaine dần dà t́m lại đức tin thời thơ ấu và viết những bài thơ cảm động của tập “Sagesse” (sẽ được in năm 1881). Ông cũng đến với phong trào bảo hoàng và truyền thống.
Ra khỏi tù, người ta thấy ông làm giáo viên ở Anh rồi ở Pháp. Có lúc ông muốn kéo Rimbaud trở lại đạo nhưng không thành.
Năm 1882, ông trở về sống trong nhà mẹ ông. Ở đấy, ông lại bị giằng xé bởi những khuynh hướng mâu thuẩn … Cái chết của mẹ ông năm 1886 đẩy ông vào cảnh khốn quẫn tinh thần và vật chất.
Tuy nhiên danh tiếng của ông được nhiều người biết đến: nhiều tạp chí ( Le Chat Noir, Lutèce, Le Décadent…) tôn vinh ông và mời ông cộng tác.
Việc xuất bản cuốn “Poètes Maudits” đóng vai tṛ quyết định trong việc h́nh thành chủ nghĩa tượng trưng.
Năm 1886, bài báo “Manifeste Littéraire” của Jean Moréas công nhận Verlaine như một bậc thầy của trường phái mới: bài thơ “Art Poétique” của ông trong tập “Jadis et Naguère” năm 1884 được coi như tuyên ngôn của trường phái mới này.
Sau nhiều lần phải vào nằm bệnh viện, ông mất năm 1896: nhiều nghệ sĩ và người ngưỡng mộ đă đến kính viếng ông lần cuối, một nhà thơ lớn mà năm 1894, được công chúng tôn phong là “Ông Hoàng của các nhà thơ”.
II. Nghệ thuật của Verlaine:
Thi ca của Verlaine là nơi hội tụ nhiều trăn trở và suy nghĩ của con người hiện đại kể cả những cảm hứng của Kitô giáo, của lương dân và sẽ c̣n toả sáng măi trong tương lai; nó mời gọi người ta theo hướng tâm linh thay v́ đi theo các thuyết duy cảm.
Thi ca của ông sẽ trường tồn v́ trong thơ ông người ta luôn t́m thấy những nét chủ yếu của tâm hồn hiện đại trong h́nh ảnh sống động nhất cùng với sự chân thành bền bĩ. Khi th́ ngây thơ đến độ thật thà, tế nhị đến tinh vi cùng cực, khi th́ sâu sắc đến cao cả, khi th́ buông bỏ đến vô sỉ, khi th́ khôn ngoan đến thận trọng, vô tội đến thánh thiện, vui vẻ đến điên cuồng, khi th́ hân hoan đến xuất thần cả tinh thần và thân xác, khi th́ buồn bă cho đến chết.
Chính sự mạnh mẽ ấy và sự biến thiên của nhịp điệu đă dẫn nhà thơ đến việc canh tân nghệ thuật, trong lúc vẫn đ̣i hỏi ông diễn tả mọi chân lư.Và một thời kỳ lịch sử văn học chấm dứt để một thời kỳ khác bắt đầu với cái tên Paul Verlaine – Cùng lúc đó và trong một con đường khác, bởi sự trở về những nguyên tắc chắn chắn và đă bị lăng quên, Stéphane Mallarmé đă xác định một phong trào song song và điều hoà với phong trào mà Verlaine đă mở đầu với tuyên ngôn là bài thơ “Art Poétique”:
De la musique avant toute chose
(Trước mọi sự phải có thêm âm nhạc)
Có cần phải xác định rằng chất âm nhạc trong thơ Verlaine không bao giờ ngăn cản hoạt động của tinh thần chăng? Thật vậy, trong hoà âm cũng như trong các khổ độc, chúng ta thấy xuất hiện rơ ràng và mạnh mẽ những t́nh cảm tinh tế đặc thù và những tư tưởng riêng tư, mạnh mẽ với những cảm xúc sâu sắc. Như thế tinh thần đạt đến được hiệu quả cao trong những tác phẩm thần bí của ông, nhất là tập Sagesse, tập họp những bài thơ công giáo cao cả nhất kể từ Dante. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng chất nhạc của Verlaine là sự thăng hoa của một đời sống nội tâm mạnh mẽ. Chính đời sống nội tâm này của ông cũng đă góp phần sự canh tân thi ca mà ông khởi xướng.
Cung giọng của ông đơn nhất và cũng gồm hai mặt trong những tác phẩm sau tập Sagesse, trong Jadis et Naguère, và cả trong những bài thơ được thu thập sau khi ông qua đời. Luôn luôn ông t́m cách thoát ly để được độc lập nhiều hơn với những kỷ luật chật hẹp mà lúc đầu ông chấp nhận, tuy nhiên ông luôn trung thành với những quy luật chủ yếu của truyền thống.
Trong tất cả những bài thơ ấy, từ câu đầu đến câu cuối luôn luôn hiện diện một đứa trẻ bất tử mà đau khổ đă làm cho trưởng thành; đứa trẻ ấy mô tả với sự ngây thơ “những hoạt động kỳ lạ” của đời sống ḿnh, phản kháng số phận không cho ḿnh là ḿnh trọn vẹn, làm chúng ta loá mắt bởi những vẻ đẹp phi thường, chân thành và thần bí, và đ̣i hỏi chúng ta YÊU MẾN đứa trẻ ấy, hơn cả ḷng thương xót và ḷng thán phục.
1844 àmột nhân viên có thi hứng – Các năm khủng hoảng (1871-1875) – Một nhà thần bí kỳ lạ à một người khốn khổ
III. Thơ trích dịch:
Trong phần này tôi - người dịch- không chép lại nguyên bản các bài thơ mà bạn đọc có thể lấy lại dễ dàng từ Google bản tiếng Pháp hoặc bản dịch tiếng Anh. Và tôi coi những bài dịch của ḿnh luôn trong t́nh trạng phác thảo, c̣n phải được sửa chữa lại với sự góp ư của các bạn đọc mà chúng tôi hoan hỉ cám ơn trước. Riêng tập thơ Sagesse tôi xin đề tặng các bạn kitô hữu và v́ họ, tôi cố gắng làm một công việc nhiều khi tưởng như quá sức ḿnh. Tôi cũng nhân cơ hội này để nói rằng một Hàn Mạc Tử của thi ca Việt Nam đă có một đàn anh mở đường là Paul Verlaine sống trước Hàn hơn phần tư thế kỷ. Sự trùng hợp này quả là kỳ lạ.
Poèmes Saturniens
Nhẫn nại (Résignation)
Thuở nhỏ, tôi mơ màng nàng tư tế Giữa lầu son gác tía xứ Ba Tư Nàng phiêu bồng và đôi chút lả lơi
Tôi ước mơ trong nhà mái ngói vàng , Cho dựng xây dài dặc những pḥng loan Giữa nhạc êm và giữa hương tràn!
Nay b́nh tâm, tính bốc đồng đă giảm Hiểu đời hơn và tránh bớt sai lầm, Giữ cơn điên hoa gấm phải lặng câm, Tôi buông bỏ, thế nhưng không nhiều lắm.
Mặc cho điều thanh cao lẩn tránh, Coi thường điều khả ái, khổ tâm! Tôi vẫn luôn ghét bỏ mỹ nhân! Ghét vần thông và bạn bè cẩn thận.
Nevermore Nevermore)
Hỡi kỷ niệm em muốn ǵ tôi thế? Mùa thu bay chim sáo giữa trời mơ, Và mặt trời chiếu tia sáng tẻ buồn Trên khu rừng vàng rung theo cơn gió.
Cùng cô độc bước đi trong mơ mộng, Nàng và tôi tâm tưởng, tóc buông trôi Rồi bỗng nhiên nàng hướng mắt về tôi Giọng thỏ thẻ, “Ngày nào ngày đẹp nhất?”
Giọng dịu dàng âm vang lời thiên sứ. Một nụ cười kín đáo đă đáp lời Tôi thành kính hôn tay nàng trắng mịn.
– Ồ, thơm quá những hoa đầu tiên nở! Lời th́ thầm duyên dáng đă vang lên Tiếng dạ đầu tiên từ đôi môi yêu dấu!
Ba năm sau (Après Trois Ans)
Đẩy khung cửa liêu xiêu cùng năm tháng, Tôi bước vào đi dạo giữa vườn hoang, Ánh ban mai chiếu rọi dịu dàng, Trang điểm hoa những vảy màu sương sáng.
Không ǵ đă đổi thay từ dạo trước: Này ṿm cây nho dại, những ghế mây … Tia nước trong với tiếng chảy rộn ràng Cây dương già không thôi lời than văn.
Những hoa hồng vẫn phập phồng như trước, Gió đu đưa kiêu hănh cụm loa kèn. Chiền chiện bay dường đă thấy tôi quen.
Tôi lại thấy tượng cô nàng du mục, Cuối đường êm, tróc vài miếng vôi mềm, Dáng thanh mảnh giữa nhạt nḥa hương cúc
Giấc mơ quen thuộc (Mon Rêve Familier)
Tôi thường mơ một giấc mơ kỳ diệu Và sâu xa về thiếu phụ tôi yêu, Không quen tôi mà nàng vẫn yêu tôi, Rồi mỗi lần vẫn vậy chẳng đổi dời, Nàng yêu tôi và nàng luôn thấu hiểu
Nàng yêu tôi thế nên tôi dành trọn Trái tim này thanh khiết chỉ nàng thôi, Vầng trán tôi, xanh trắng ẩm mồ hôi Chỉ nàng biết khóc thương, làm tươi tỉnh.
Tóc nàng nâu, đen , vàng? Tôi không biết. C̣n tên nàng? Tôi nhớ rất êm tai Như tên những ai sống để yêu hoài, Nên đă bị Đời đày trong ly biệt.
Ánh mắt nàng như của pho tượng trắng, Và giọng nàng xa vắng lại khoan thai, Giọng trầm buồn pha lẫn chút u hoài Khi chuyển giọng tiếng nàng thành im lặng.
Gởi một cô nàng ( A une femme )
Bài thơ này tặng cô đầy duyên dáng, Đôi mắt to cười, khóc giấc mơ hiền, Tâm hồn trong, lành thánh, sẵn ủi an; Thơ tôi tặng từ nỗi đau mănh liệt.
Cơn ác mộng trong tôi luôn ám ảnh, Không phút nguôi cuồng nộ, ghét ghen, Nối đuôi nhau như một lũ sói lang, Chỉ tự hủy khi thân tôi đỏ máu.
Ôi đau khổ, tôi kinh hoàng đến nỗi, Tiếng kêu rên của ông tổ loài người, Khi bị đuổi khỏi địa đàng nguyên khởi, Chẳng nghĩa ǵ với rên siết của tôi.
Này cô em, những u sầu cô có Như én bay trong bóng xế bầu trời, Một ngày êm tháng chín đuổi nhau chơi.
Xao xuyến (Angoisse)
Thiên nhiên hỡi, ta không c̣n rung cảm Trước cánh đồng mang âm hưởng điền viên. Đất Sicile với những sáng rạng ngời Nét trang trọng những hoàng hôn ảm đạm.
Tôi cười nhạo Con Người và Nghệ thuật, Những câu thơ, câu hát, với đền đài Những thánh đường trong trời trống vươn vai, Tôi thấy như nhau mắt người hiền, kẻ ác.
Tôi bỏ đạo, không tin và từ biệt Mọi tư duy, nghĩ lại thấy khôi hài, Cả T́nh yêu, tôi chẳng muốn nghe ai
Và chán sống dù vẫn c̣n sợ chết, Như kẻ đánh bài mặc số phận rủi may, Tâm hồn tôi phiêu trầm theo sóng cả.
Ác mộng (Cauchemar)
Tôi đă thấy đi qua trong giấc mộng Một chàng kỵ sĩ vẻ kinh hoàng - Như cuồng phong trên đụn cát - Một tay cầm thanh gươm, Tay kia đồng hồ cát.
Tuấn mă đen trong vũ khúc liêu trai Qua thành phố và qua đồng nội Từ sông suối lên miền đồi núi, Từ rừng cây đến những lũng sâu.
Đỏ như lửa và đen tựa gỗ mun Không dây cương, hàm thiếc, roi gân, Và cứ thế tiến lên, cứ thế Giữa tiếng kêu khô khốc, lạ lùng.
Một nón nỉ kết lông dài che khuất Đôi mắt chàng kỵ sĩ cháy bừng, Rồi tắt ngay như giữa mù sương, Lóe tia chớp như súng trường khai hỏa.
Chiếc áo khoác phập phồng trong gió Như cánh chim ó biển giữa trời dông, Và tuyết rơi dầy kín cả khoảng không Khiến đôi cánh loài chim dường hoảng sợ.
Chàng kỵ sĩ khoe khoang niềm kiêu hănh Bóng tối đen se kết với xương ngà, Và trong tiếng thét gào lanh lảnh. Hai hàm răng lóe sáng giữa đêm ma.
Biển (Marine)
Biển ŕ rào vang dội Phập phồng dưới mắt trăng Vầng nguyệt đội khăn tang Biển phập phồng luôn măi.
Bất chợt một tia chớp Thô bạo và hung tàn Chia đôi trời nâu vàng Đường chữ chi lóe sáng.
Và mỗi làn sóng vỗ Như cú nhảy vặn người, Vượt qua dăi đá ngầm Tới lui và phẫn nộ.
Lang thang giữa bầu trời Cơn băo xoáy đi qua, Tiếng sấm gầm vang xa Trời đất phải rụng rời.
Những mặt trời chiều (Soleils couchants)
Một b́nh minh yếu đuối Tỏa xuống những cánh đồng Toả xuống nỗi sầu muộn Của những cảnh hoàng hôn. Nỗi sầu muộn toả lan Ru khúc hát đ́u hiu Hồn tôi giờ quên lăng Giữa những cảnh hoàng hôn. Những giấc mơ kỳ quái, Như những cảnh hoàng hôn, Của mặt trời trên cát, Những bóng ma đỏ đậm Nối đuôi đi không nghỉ, Như những cảnh hoàng hôn Của mặt trời trên cát. Ánh hoàng hôn thần bí (Crépuscule du Soir Mystique)
Kỷ Niệm nào về lại với Hoàng Hôn Đỏ lung linh chân trời tây cháy bỏng Niềm Hy Vọng trong lửa hồng lui bóng Và lớn dần như một bức b́nh phong Bức b́nh phong mầu nhiệm mấy lần hoa Hoa tuy-líp, huệ tây và cẩm chướng – Hoa vương vấn bên giậu đau gỗ mục Tỏa mùi hương bệnh hoạn giữa chiều buồn, Hương hoa nồng như độc dược tỏa lan - Hoa tường vi, xác pháo với cúc đồng - Nhận ch́m tôi hồn trí lẫn giác quan, Tôi thấy ḿnh trong cơn ngất hư hoang, Kỷ niệm nào với hoàng hôn lại đến.
Cuộc dạo chơi t́nh cảm (Promenade sentimentale)
Chân trời Tây chiếu tỏa hào quang lớn, Và gió ru hoa súng đă nhạt màu; Những đoá hoa mọc giữa đám sậy cao Đứng buồn bă soi ḿnh trong nước lạnh. Mang thương tích, tôi một ḿnh thơ thẩn Dọc bờ hồ, dưới cành liễu buông lơi Giữa sương mù lăng đăng bóng ma chơi, Phô một màu trắng sữa chơi vơi, Cùng anh vũ tôi mượn lời than khóc, Chim gọi bầy bay đi, đôi cánh vỗ Qua rừng phong gió động lá xanh màu Nơi một ḿnh tôi dạo với niềm đau, Và phong kín trong bề dầy khăn liệm Của bóng đêm như những làn sóng tím Đến nhận ch́m man mác ánh hoàng hôn, Cả những hoa mọc giữa đám sậy buồn, Hoa súng lớn trên nước hồ êm ả.
|
Những tiếng thổn thức dài Của vĩ cầm mùa thu Làm tim tôi thương tích Bởi một nỗi u hoài Đơn điệu.
Tôi rất đỗi nghẹn ngào Và tê tái, Khi thời gian đă điểm, Tôi nhớ lại ngày xưa Và tôi khóc;
Rồi tôi đă ra đi Theo gió chướng Cuốn tôi đi Nơi này rồi nơi khác Như chiếc lá Úa tàn.
Giờ mục tử (Heure du Berger)
Mặt trăng đỏ ở chân trời sương trắng; Trong làn sương nhảy múa, cánh đồng Ngủ toả hơi và tiếng ếch kêu vang Qua lau sậy rùng ḿnh trong gió lạnh;
Loài hoa nước khép cánh mềm đi ngủ Hàng dương xanh nổi bóng ở xa xa, Đứng liền nhau che kín những hồn ma; Bầy đom đóm dật dờ bên lùm bụi;
Đàn chim cú im ĺm vừa tỉnh giấc, Giữa không trung bơi đôi cánh nặng nề, Và bầu trời muôn sao sáng quay về; Sao Hôm hiện, này đây là Đêm tối.
Người đàn bà và con mèo cái (Femme et Chatte)
Nàng ngồi chơi với ả mèo cưng, Ngắm cảnh ấy thật là kỳ diệu. Tay nàng trắng, chân mèo cũng trắng Đùa giỡn trong bóng tối xuống dần.
Nàng giấu kín – cô nàng gian ác! – Trong găng thưa đan với sợi đen Những móng tay hiếu sát bóng trơn Cắt gọn gàng, sáng như dao cạo.
Con mèo cưng cong ḿnh uốn éo, Thu vào chân những vuốt sắc cong, Nhưng vẫn luôn tư thế tấn công,
Rồi trong pḥng âm vang léo nhéo Một tiếng cười trong trẻo ngân nga, Bốn đốm ma trơi trên mắt lóe ngời.
Bài ca những cô gái ngây thơ (Les filles ingénues)
Chúng em là những gái ngây thơ, Tóc cột băng-đô, xanh lơ ánh mắt Chúng em sống hầu như xa lạ Trong truyện xưa thỉnh thoảng có đọc qua.
Đầu thắt bím chúng em đi dạo, Giữa một ngày mà ánh sáng trong đời Không tinh khôi bằng ư tưởng cao vời Và mơ mộng màu xanh trời ấp ủ.
Rồi chúng em chạy chơi trên đồng cỏ Cùng vui cười và nói chuyện ba hoa Từ b́nh minh cho đến buổi chiều tà, Cùng bắt bướm bay chập chờn trong gió;
Đội cái nón của các nàng mục tử Bảo vệ làn da, giữ vẻ trắng ngần, Mặc áo đầm rất nhẹ, tựa như bông, Luôn trắng sạch như là tuyết trắng.
Các ông quan rong chơi cùng cậu ấm Những thương nhân cỡi ngựa qua đồng Ư tứ lả lơi, liếc mắt đưa t́nh Mở lời chào hoặc thở dài “tiếc thật!”
Nhưng vô ích họ phải đành nhăn mặt Và biết ḿnh phí sức chẳng được ǵ, Chiếc váy dài khinh bạc những đường ly, Chân đổi hướng gởi tiếng cười chân thật.
Nhưng đôi lúc ḷng chúng em hoảng hốt, Ư nghĩ thầm hiện dưới áo choàng thâm, Khi biết ḿnh sẽ thành những t́nh nhân Ngày nào đó của những chàng trác táng.
Dưới ḷng đất (Sub Urbe)
Những thông đỏ đứng trong đất thánh, Rùng ḿnh khi hơi gió đông sang Trong ánh dương và cái rét lạnh lùng, Lá xào xạc than van niềm cô quạnh.
Thập tự giá bằng cây trên mộ mới Trân ḿnh trong đám lá gió cuốn trôi Nước mắt người thân đă khóc em tôi, Tưởng đă làm triều dâng nơi sông suối.
Đây hiền phụ, đây con và đây mẹ, Theo khúc quanh buồn bă của nghĩa trang Tiếng khóc than trên mặt đất âm vang Đám mây lớn đă vặn ḿnh bay vội.
Cái lạnh này hẳn ch́m vào mộ huyệt, Khiến cho người nằm chết nản ḷng, Luôn cô đơn và run rẩy không ngừng, Nơi tâm khảm c̣n bao điều nuối tiếc.
Dù có thể người đời mau quên lăng, Ḱa mùa xuân sẽ đến chẳng sai giờ Ánh sáng vàng ve vuốt những xác khô Và chim hót trên cành bài hy vọng.
Hoa lại nở trong vườn xuân kỳ diệu Đông sẽ tàn, hoa nắng rải muôn nơi Hương ban mai thơm đến lúc tối trời, Ru người chết bằng bài ca muôn điệu.
Khúc nhạc chiều ( Sérénade )
Khúc nhạc ấy như tiếng ca người chết Từ đáy huyệt sâu … này hỡi bạn t́nh, Hăy lắng nghe vang vọng đến khuê pḥng Âm chua chát và tưởng chừng lạc giọng.
Hăy mở ḷng em, tai em nghe kỹ Tiếng đàn cầm anh khảy dưới huyệt sâu Bài ca này anh làm bởi u sầu, Vừa hung hăn lại vừa như mơn trớn.
Anh sẽ hát khen mắt em nâu nhạt Và trong như bóng mát giữa trưa hè, Bộ ngực em đồi cát chảy sông Mê Tóc nâu đậm lượn lờ ḍng sông Tích (Styx).
Khúc nhạc ấy như tiếng ca người chết Từ đáy huyệt sâu … Này hỡi bạn t́nh, Hăy lắng nghe vang vọng đến khuê pḥng Âm chua chát và tưởng chừng lạc giọng.
Anh cũng hát khen em làn da đẹp, Thịt da em như xấp lụa mịn màng Tỏa hương thơm quư phái của hoa lan Xua giấc ngủ để đêm dài thức trắng.
Và sau cùng về nụ hôn cháy bỏng, Của môi em nóng đỏ lưỡi dao nung, Đày đọa anh vẻ hiền diệu ung dung, Ôi thần nữ, em đâu cần vũ khí.
Hăy mở ḷng em, tai em nghe kỹ Tiếng đàn cầm anh khảy dưới huyệt sâu Bài ca này, anh làm bởi u sầu, Vừa hung hăn lại vừa như mơn trớn.
Hoa thược dược (Le Dahlia)
Người nữ buông tuồng, ngực cứng mắt đục nâu Mở chậm chạp như mắt ḅ nhai lại Tấm thân to rạng ngời hoa cương mới
Hoa mỡ màng nhưng không toả chút hương Vẻ đẹp thân em kỳ ảo thanh quang Mờ phô diễn vẻ hài hoà hoàn hảo .
Em chí ít không toả hương xác thịt, Mùi xông lên làm héo úa cỏ khô, Và trị v́, em vô cảm với hương thô
-- Thược dược ơi, vị vua luôn chói rực Học tṛ khiêm nhu đầu tóc không mùi, Nàng khó chịu giữa hoa nhài khêu gợi.
Không c̣n nữa (Nevermore)
Này hỡi trái tim ta hèn mọn, Kẻ đồng mưu già cả của ta ơi, Hăy dựng lên những khải hoàn môn, Hăy đốt hương trầm trên hương án thếp vàng Hăy rải hoa trên bờ vực cheo leo, Này hỡi trái tim ta, kẻ đồng mưu già cả.
Người hát lễ hăy dâng bài ca thánh; Giọng khô khàn xướng khúc Te Deum Kẻ sớm già nua, tóc bạc da nhăn, Hăy mặc vào áo lễ bóng vàng, Trên vách tường dơ, phủ thảm nâu vàng; Người hát lễ hăy dâng bài ca thánh.
Hăy rung chuông, gơ khánh, giật hồng chung! V́ tay tôi Hạnh Phúc chợt đong đầy Bởi giấc mơ thường tránh né thế nhân Làm lữ khách lăng du trên đôi cánh Hăy rung chuông, gơ khánh, giật hồng chung!
Hạnh Phúc cầm tay tôi sóng bước; ĐỊNH MỆNH dù chưa phút buông tha Như con sâu trong trái, sự tỉnh thức trong mơ Luật yêu đương luôn để lại dày ṿ, Hạnh Phúc cầm tay tôi sóng bước.
Trong rừng cây (Dans les bois)
Với những kẻ thờ ơ, chưa từng trải Chỉ thấy rừng uể oải có duyên. Họ thưởng thức gió đưa hương hoa dại; Người mộng mơ sợ hăi nỗi niềm thiêng.
Họ hạnh phúc, riêng tôi ái ngại Nỗi u hoài như sóng vỗ không ngơi Khi qua rừng tôi run rẩy ră rời, Sợ nh́n thấy xác người trong cạm bẫy.
Những cành lá đong đưa như sóng vỗ Sự lặng yên đen và bóng tối đen hơn Ch́m trong cảnh quang sầu thảm hung tàn, Làm tràn ngập ḷng tôi nỗi kinh hoàng vô cớ.
Nhất là những chiều hè ráng đỏ Ḥa trong màu xanh xám của sương mù Như lửa máu ; và chuông chiều theo gió Vang từ xa, lời kêu khóc ưu tư.
Gió nóng nổi lên, rùng ḿnh cây lá Thổi mạnh hơn qua lớp lớp cây dày Đưa bóng chiều lên tận các ngọn cây, Và phân tán trong không gian chướng khí.
Đêm đến. Cú bay. Này đây giây phút Khiến ḷng ta nhớ câu chuyện ngày xưa… Dưới cỏ lau bên bờ suối đong đưa Vang th́ thầm tiếng lâu la bàn tính.
|